Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân – Hoa Lư

Ninh Vân là một xã nằm ở phía Nam của tỉnh Ninh Bình, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, nơi được bao quanh bởi rất nhiều những núi đá vôi hùng vĩ.Với lợi thế đó, người dân Ninh Vân đã phát triển nghề đá mỹ nghệ truyền thống do cha ông để lại lên một tầm cao mới. Cùng Yenngochotel.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Giới thiệu về làng đá mỹ nghệ Ninh Vân

Hàng năm làng đá mỹ nghệ Ninh Vân cung cấp cho thị trường cả nước và nước ngoài rất nhiều các sản phẩm mỹ nghệ đa dạng.Từ đó đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho hầu hết các gia đình ở đây, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân

Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân là nơi công trình nghệ thuật lâu đời của đất nước được lưu giữ theo kiểu “cha truyền con nối”. Theo ông Nguyễn Quang Diệu, Trưởng ban Quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, nhiều gia đình có đến 6,7 thế hệ làm nghề chế tác đá. Dẫu vậy, cũng có nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc đẹp mắt và mang phong cách của từng thời kỳ lịch sử được họ tạo ra. Ví dụ, cột kinh phật bằng đá tại chùa Nhất Trụ. Các hiện vật Long Sàng (sập rồng) bằng đá tại cố đô Hoa Lư; Nhà thờ Phát Diệm, tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn; cụm tượng đài nghĩa trang Trường Sơn; tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình; tượng đài Bác Hồ ở quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP. Tuyên Quang); tượng Trần Hưng Đạo ở Kinh Môn (Hải Dương) và các pho tượng La Hán đặt tại chùa Bái Đính… đều do các nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân chế tác.

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân

Công đoạn chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân

Quy trình chế tác đá mỹ nghệ tại Ninh Vân bao gồm nhiều bước khác nhau, mỗi bước có độ phức tạp khác nhau tùy theo một loại sản phẩm và loại đá. Quy trình chủ yếu bao gồm 3 công đoạn: khai thác, sơ chế đá nguyên liệu, chế tác tự nhiên với các kỹ năng chạm trổ đặc biệt.

Các làng nghề Xuân Vũ, Dưỡng Thượng, Dưỡng Hạ ở Ninh Vân được công nhận làng nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Bình. Với địa thế nhiều đá vôi, Nghề chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh góp phần phát triển kinh tế xã hội của Ninh Vân và nâng cao đời sống người dân. Nghề truyền thống này đã tạo ra nhiều việc làm với thu nhập khá cho người lao động. Năm 2014, Ninh Vân có khoảng 1.600 hộ chế tác đá, hình thành hơn 60 doanh nghiệp, 450 tổ hợp sản xuất đá mỹ nghệ với hơn 2.000 thợ chuyên, hơn 1.000 thợ bán chuyên và hơn 1.000 thợ từ các vùng khác về Ninh Vân làm đá.[1] Nghề chế tác đá còn tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển như vận tải, cơ khí.
Sản phẩm đá Ninh Vân xuất hiện ở khắp nơi: Cụm tượng đài Bà mẹ Tổ quốc ở TP Hồ Chí Minh, cụm tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, cụm tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng Bác Hồ ở Nghệ An, tượng Trần Hưng Đạo ở Chí Linh (Hải Dương), tượng đài Hoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn, cụm tượng đài Pắc Pó ở Cao Bằng.

Làng đá Mỹ Nghệ Ninh Vân
Làng đá Mỹ Nghệ Ninh Vân

Gần đây, các nghệ nhân đá mỹ nghệ Ninh Vân đang thực hiện làm 500 pho tượng La Hán để xây dựng Công viên tâm linh đặt tại chùa Bái Đính và thành phố Ninh Bình. Các pho tượng có kích cỡ lớn, chiều cao trên 2 m. Mỗi pho tượng La Hán đều được đúc một mẫu thạch cao riêng nên rất phong phú và sinh động, tinh xảo và cầu kỳ đòi hỏi phải có những đôi tay lành nghề.

Tổng kết

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân đã được chia sẻ những thông tin này đến bạn đọc. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về làng nghề nổi tiếng này nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top